Kho thông minh là xu hướng quản lý hiện nay đang được nhiều chủ kho hàng hướng đến. Ngoài tên gọi kho thông minh, người ta còn có thêm nhiều tên gọi khác là nhà kho thông minh, kho tự động hoặc kho hàng thông minh. Vậy cấu tạo và hình thức của nhà kho này có khác gì so với nhà kho thông thường? Cùng tìm đáp án với các thông tin bên dưới nhé.
Kho thông minh là xu hướng quản lý hiện nay đang được nhiều chủ kho hàng hướng đến. Ngoài tên gọi kho thông minh, người ta còn có thêm nhiều tên gọi khác là nhà kho thông minh, kho tự động hoặc kho hàng thông minh. Vậy cấu tạo và hình thức của nhà kho này có khác gì so với nhà kho thông thường? Cùng tìm đáp án với các thông tin bên dưới nhé.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HIỆN TẠI CỦA CÁC KHO HÀNG HIỆN NAY
Các hệ thống quản lý kho hàng hiện tại đa số được thực hiện bằng cách thủ công qua các loại tài liệu sổ sách hoặc khá hơn chút nữa là sử dụng công nghệ mã vạch. Tuy nhiên, đối với một số môi trường bảo quản đặc biệt khắc nghiệt thì kiểm kho một cách thủ công dường như là điều bất khả thi. Các quản lý cũ này làm mất rất nhiều thời gian cũng như có thể gây nguy hiểm về mặt con người.
Bên cạnh đó, công nghệ mã vạch rất dễ sao chép và không thể lưu trữ nhiều thông tin trong đó. Các con tem mã vạch cũng không thể lưu trữ trong một số môi trường đặc biệt. Việc sử dụng cách quản lý kho bằng mã vạch mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm hàng hóa. Do đó, chúng dần trở thành những phương pháp cũ, lạc hậu so với sự phát triển từng ngày của công nghệ.
Sử dụng giải pháp công nghệ RFID vào việc quản lý kho hàng khắc phục được tất cả các khuyết điểm của những giải pháp cũ. Mỗi sản phẩm, hàng hóa sẽ được gắn thẻ RFID cùng với các đầu đọc được lắp đặt ở những lối đi cho phép xác định chính xác vị trí hàng hóa cùng các thông tin khác.
Dữ liệu thông tin trên thẻ RFID sẽ được thu thập tự động qua đầu đọc RFID. Điều này đảm bảo tính chính xác cao hơn nhiều lần so với việc nhập liệu hoặc ghi chép. Thời gian nhập, xuất hàng hóa cũng được quản lý chặt chẽ giúp nhân viên giảm bớt thời gian rà soát lại. Vị trí của từng loại sản phẩm có thể biết được dù bạn ở bất kỳ nơi đâu trong kho. Công nghệ RFID là một trong những yếu tố biến kho hàng hiện tại của bạn trở thành kho thông minh.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP RFID TRONG KHO THÔNG MINH
Hệ thống quản lý kho thông minh bằng công nghệ RFID bao gồm 3 lớp cấu trúc: Lớp thu thập dữ liệu, lớp truyền dữ liệu và lớp quản lý hàng hóa.
+ Lớp thu thập dữ liệu: Mỗi sản phẩm hàng hóa sẽ được gán cho một thẻ RFID có chức năng giống 1 con tem mã vạch. ID này là duy nhất và chỉ thuộc về 1 sản phẩm đó. Tuy nhiên, thẻ RFID có thể lưu trữ được rất nhiều thông tin và rất khó làm giả. Vì chi phí sản xuất ra 1 thẻ RFID có giá thành cao hơn mã vạch. Đầu đọc RFID có thể tự động nắm bắt các thông tin gắn trên thẻ.
+ Lớp truyền dữ liệu: Thông tin tích hợp trong thẻ RFID được đọc bởi đầu đọc sẽ được tải lên hệ thống dự phòng để tổng hợp và phân tích qua các cổng kết nối như USB, RS232, Ethernet, Wifi,… Giao diện truyền dữ liệu này có thể tùy chỉnh tùy theo yêu cầu cụ thể của người sử dụng.
+ Lớp quản lý hàng hóa: Khi trung tâm dữ liệu nên nhận được dữ liệu từ đầu đọc truyền đến nó sẽ phân tích và đưa vào các báo cáo hoặc ước tính lối vào, lối ra,… Trong khi đó, chi tiết danh sách sẽ được tạo tương ứng và xử lý bên trong hệ thống.
Phần cứng của một hệ thống giải pháp RFID cơ bản bao gồm thẻ RFID, đầu đọc (cố định, cầm tay), máy chủ và máy tính cá nhân được kết nối internet. Phần mềm quản lý kho thông minh RFID bao gồm các phần như quản lý chuỗi cung ứng, quản lý thông tin phát hành và thu nhận thẻ RFID.
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA GIẢI PHÁP RFID TRONG KHO THÔNG MINH
ĐĂNG KÝ VÀ ĐÍNH KÈM THẺ RFID
Cần gán cho mỗi sản phẩm tại kho cũng như hàng hóa mới nhập về thẻ RFID. Thẻ RFID được coi là chứng minh thư giúp nhận dạng mỗi sản phẩm hàng hóa với nhau. Những dữ liệu liên quan đến sản phẩm sẽ được nhập liệu vào trong thẻ như: tên sản phẩm, thời gian thu mua, thuộc tính đặc trưng, ngày hết hạn,… Đầu đọc RFID sẽ tự động ghi nhận những thông tin này.
GHI NHẬN VỊ TRÍ HÀNG HÓA
Kể từ lúc hàng hóa được nhập vào kho vị trí hàng hóa sẽ được bố trí trên hệ thống. Chẳng hạn như sắp xếp vị trí hàng hóa dựa trên loại sản phẩm, số thứ tự nhập, số kệ, số hàng, khu vực trong kho thông minh. Mỗi khi đi qua những nơi có lắp đặt đầu đọc RFID thông tin thẻ sẽ được đọc và lưu lại.
Nếu các thông tin về vị trí của sản phẩm được sắp xếp đúng chỗ thì hàng hóa sẽ được đăng ký tại khu vực đó một cách tự động. Ngược lại, nếu bạn bố trí sản phẩm sai vị trí được lưu trữ trên hệ thống, đầu đọc RFID sẽ nhắc nhở bạn sắp xếp lại.
XUẤT HÀNG KHỎI KHO
Khi muốn xuất hàng hóa, bắt buộc người muốn xuất hàng phải điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn quy định của kho thông minh trên máy tính. Sau khi nhân viên phụ trách kho nhận được đơn họ sẽ tìm kiếm hàng hóa tương ứng bằng đầu đọc RFID.
Khi những thông tin trên thẻ và thông tin xuất hàng truyền về đầu đọc RFID trùng khớp với nhau bạn sẽ nhận được thông báo từ đầu đọc. Hệ thống sẽ tự động cập nhật vị trí hàng hóa đã được lấy đi lên hệ thống từ đó các báo cáo xuất hàng được hình thành
RFID là được xem là giải pháp quản lý kho thông minh nhất hiện nay. Không chỉ ứng dụng được trong lĩnh vực quản lý kho mà chúng còn được áp dụng trên nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của Thế Giới Mã Vạch để tìm hiểu thêm về RFID.
Tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp giải pháp bãi giữ xe thông minh,các hệ thống tự động hoá áp dụng cho: cơ quan, nhà máy, tòa nhà ....Với đội ngũ chuyên viên có trên 10 năm kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm với phương châm: “ Trao chữ tín – Nhận Niềm Tin"